3 Bước Giúp Bạn Vượt Qua Tổn Thương Sau Khi Chấm Dứt Một Mối Quan Hệ
Sau khi một mối quan hệ nào đó bất ngờ kết thúc, trong lòng chúng ta thường tồn tại những cảm xúc vấn vương chưa được giải quyết. Trong bài viết dưới đây, nhà tâm lý học Antonio Pascual-Leone chia sẻ 3 bước mà chúng ta nên thực hiện để vượt qua chúng.
Chấm dứt một mối quan hệ với ai đó luôn là điều rất khó khăn (cho dù họ có là người yêu, gia đình, bạn bè, sếp hoặc đồng nghiệp của bạn). Nhưng điều còn khó chịu hơn nữa chính là những cảm xúc mà ta phải đối mặt sau đó. Sau khi một mối quan hệ kết thúc trong bất ngờ, nhiều người trong chúng ta thường hay bị mắc kẹt với những cảm xúc còn chưa được giải quyết ổn thỏa - những cảm xúc nghi ngờ và lo lắng ấy dường như muốn chiếm hết tất cả mọi khoảng trống trong tâm trí ta.
Ông Antonio Pascual-Leone, nhà tâm lý học lâm sàng, nói: 'Chúng ta có thể coi đó như là một công việc còn đang dang dở. Hầu hết mọi người đều cho rằng việc vượt qua những cảm xúc ấy chỉ là vấn đề thời gian, nhưng nếu bạn cảm thấy việc chấm dứt mối quan hệ kể trên dường như đã vắt kiệt sức của mình, thì chuyện vượt qua sẽ không đơn giản như việc ngủ một giấc ngon lành cho hết cơn say.
Pascual-Leone đã nghiên cứu kỹ quá trình này. Ông cho biết: 'Hóa ra những người đã từng trải qua tình huống này trước đây đều trải qua ba bước dưới đây. Đó là một quá trình phức tạp, phi tuyến tính - thường bao gồm ba bước (hai bước tiến và một bước lùi) và rất có thể bạn đang bị mắc kẹt tại bất cứ điểm nào trong quá trình ba bước này. Tuy nhiên, tin tốt là tôi cũng biết cách giúp tất cả chúng ta không còn bị trói buộc về tâm lý nữa.
Bước 1: Giải tỏa và xác định cảm xúc của bạn
Ông Pascual-Leone chia sẻ câu chuyện về một người phụ nữ, người này có một đồng nghiệp trẻ tuổi hơn mình. Cô đã dành rất nhiều thời gian để tư vấn cho người đồng nghiệp kia, và họ đã cùng nhau phát triển một mối quan hệ hợp tác tuyệt vời - cho đến khi người đồng nghiệp kia đột ngột ra đi. Theo Pascual-Leone, nữ doanh nhân đã tâm sự rất nhiều với ông về các quy tắc trong ngành và những điều tương tự, và cô ấy nói: “Tôi sẽ chỉ biết thu mình lại. Nếu cô ấy ở đó thì sao? Nó sẽ rất khó xử. Tôi cũng không biết nữa!”
Thật thú vị, cảm từ cuối cùng - “Tôi cũng không biết nữa” - là phần đáng nói nhất đối với Pascual-Leone. Tại sao? “Vì nó cho thấy cảm giác đau khổ tột độ của người phụ nữ,” ông giải thích, “Thật giống như, ‘Tôi rất buồn và tôi không biết tại sao điều đó lại khủng khiếp tới như vậy.’ Nếu trong đầu bạn từng xuất hiện câu nói ‘Tôi cũng không biết nữa,’ thì có lẽ bạn cũng đã từng cố gắng che giấu những cảm xúc tiêu cực tương tự. Có vẻ như bạn nghĩ rằng cảm xúc chỉ giống như một cơn bão - rồi sẽ đến lúc nó dịu đi. Nhưng nếu bạn cứ cố gắng tránh vấn đề, bạn sẽ chẳng thay đổi được gì hết.” Giải pháp mà Pascual-Leone gợi ý là: Hãy thẳng thắn đối diện với chúng.
Cách gỡ bỏ cảm xúc:
Thông thường, sau khi kết thúc một mối quan hệ, mọi người sẽ cảm thấy tức giận và buồn bã, và tất cả những cảm xúc này có thể hợp nhất lại với nhau thành một quả bóng len dày ú ụ (Pascual-Leone ví cảm xúc ấy giống như một quả bóng len đồ chơi của trẻ con). Ông còn nói, chúng ta cần dành một chút thời gian để gỡ bỏ quả bóng len này từng chút một, tìm những từ thích hợp để gọi tên chính xác những cảm xúc ấy - đang sợ, rối ren hay khó chịu.
Để làm được điều đó, hãy tự hỏi mình: “Điều gì đã khiến ta tổn thương tới vậy? Cảm xúc tiêu cực nhất mà nó mang lại là gì?” Pascual-Leone cho hay: “Phải dành thời gian để tập trung tìm hiểu những cảm xúc bạn đang trải qua và tìm ra điều gì làm bạn tổn thương nhiều nhất.
Bước 2: Hiểu bản thân thực sự cần gì
Sau khi một mối quan hệ kết thúc, một số người ngay lập tức biết chính xác điều gì làm họ tổn thương nhất, nhưng họ lại bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn tự trách mình. Thường thì "sự chia ly đã đánh thức một số cảm xúc tiêu cực nhất còn ẩn sâu trong lòng bạn," Pascual-Leone từng nói như vậy. Họ luôn tự dằn vặt: "Bất cứ điều gì xảy ra cũng là lỗi của mình, mình đang bị ngược đãi, bị bỏ rơi" hoặc "Mình thật quá kém cỏi/quá khó ưa/quá nhạt nhẽo; mình thật thừa thãi, có cũng được, không có chẳng sao. Và điều đó là sự thật." Những người này, theo ông, họ không tránh né và hoang mang như những người còn mắc kẹt ở bước đầu tiên. Tuy nhiên, họ lại tự trách chính bản thân về tất cả mọi thứ có liên quan đến mối quan hệ trước đây.
Vậy bạn cần làm thế nào nếu chính bạn rơi vào tình trạng trên? "Bạn cảm thấy tổn thương và vướng víu, nhưng xét theo một phương diện nào đó, điều này giống như một câu chuyện cũ được kể đi kể lại, mà chắc hẳn, bạn đã từng nghe về nó trước đây," Pascual-Leone chia sẻ. Ông cũng nói thêm rằng, một số người có thể sẽ lướt qua bước này rất nhanh, và một số khác thậm chí có thể bỏ qua luôn bước hai trong toàn bộ quy trình mà không cảm thấy một mối liên hệ và đau khổ cho lắm.
Việc nhận thức rõ ràng về cảm xúc của mình, hiểu rõ lý do tại sao mình lại tổn thương và chấp nhận rằng đó là một phần của quá trình giúp bạn bước tiếp và chữa lành.
Cách gỡ rối cảm xúc:
Hãy tự hỏi bản thân rằng "Mình cần điều gì nhất?" Cần hiểu rằng nhu cầu thiết yếu không phải là những yêu cầu bề mặt như kiểu: "Mình cần người để đi chơi cùng," "Mình cần một người quản lý biết chấp nhận ý tưởng của mình," "Mình cần một người anh/chị/em cùng mình chăm sóc cho bố," hay "Mình cần một người bạn luôn khen mình hay hước." Những nhu cầu này - đối với một người vừa bước ra từ một mối quan hệ - không phải là những gì thực sự cần thiết, mà thay vào đó, bạn cần cân nhắc đến những nhu cầu sâu sắc hơn.
Pascual-Leone nói: “Những nhu cầu cực kỳ thiết yếu, ảnh hưởng tới sự tồn tại của bạn.” Chúng có thể là: “Tôi muốn mọi người nhận thấy sự tồn tại của tôi,” “Tôi muốn yêu và được yêu,” “Tôi muốn mọi người công nhận những phẩm giá của mình,” “Tôi cần một ai đó thật sự hiểu tôi.” Đây là những nhu cầu tinh tế hơn, hướng tới sự kết nối thật sự và sự thấu hiểu sâu sắc, giúp bạn hồi phục và tìm lại bản thân trong một thời gian khó khăn.
Đây là một cơ hội tốt – nó cho thấy rằng những gì bạn cần và việc bạn kết thúc mối quan hệ nào đó đang có mâu thuẫn với nhau theo hướng tích cực. Ví dụ, “Tôi muốn được cảm thấy mình là người có giá trị, nhưng việc vợ chồng tôi ly hôn đã khiến tôi cảm thấy mình như kẻ vứt đi.” Pascual-Leone nói: “Khi ở trong tình huống này, sẽ có sự thay đổi xảy ra. Nếu bạn không đạt được sự thay đổi này thì hãy đánh vần tên nó thật to.”
Điều này có nghĩa là việc đối diện với cảm xúc tiêu cực và tìm ra cách để thay đổi hoặc chuyển hóa cảm giác đó là một bước quan trọng để vượt qua khó khăn. Nếu bạn không làm được điều đó, nghĩa là bạn vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn nội tâm và cần phải tìm cách nhìn nhận lại vấn đề một cách sâu sắc hơn.
Bước 3: Nhìn nhận lại mối quan hệ đã qua của bạn và xem xem bạn đã đánh mất điều gì.
Đối với bước cuối cùng này, bạn cần nhìn lại cách mà mối quan hệ ấy kết thúc, nghĩ lại những gì bạn đã nói và những gì bạn đã mất, và vượt qua những cảm xúc đó. Có nghĩa là tiếp cận với sự tức giận và buồn bã trong bạn và thể hiện chúng ra ngoài, và việc biểu hiện một cảm xúc ra ngoài có thể sẽ khá là khó khăn đấy.
“Khi chúng ta trải qua những điều đau buồn, chúng ta có xu hướng tập trung vào những mặt tốt đẹp hơn - 'chúng tôi sẽ không bao giờ được gặp lại nhau để cùng nướng thịt nữa' hoặc 'sẽ không còn bất cứ buổi cà phê nào vào thứ tư hàng tuần nữa'. Bạn phải nói lời vĩnh biệt với những điều này ngay lập tức. Tuy nhiên, một trong những lý do khiến mọi người gặp khó khăn trong việc kết thúc sự tổn thương là vì có quá nhiều mặt mát không thể nói nên lời - đó chính là những hy vọng và những giác mơ mà các bạn đã có với nhau.” Trích lời ông Pascual-Leone.
Đối với một cặp vợ chồng ly dị sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi, mất mát có thể là những đứa trẻ sẽ không bao giờ được sinh ra. Đối với mối quan hệ đối tác kinh doanh, đó là dự án lớn sẽ không bao giờ được triển khai. Pascual-Leone nói: “Thời điểm tôi tiến hành trị liệu tâm lý cho một người đàn ông đang ngồi tù, anh ta nghe được thông tin rằng bạn gái đã rời bỏ anh ta ngay sau khi anh ta vào tù. Vì vậy, anh ấy cảm thấy một điều gì đó giống như kiểu 'Chúng tôi sẽ không bao giờ được tận hưởng kỳ nghỉ cùng nhau nữa, vì kỳ nghỉ đó mà chúng tôi đã tự dành dụm tiền và sưu tầm không biết bao nhiêu tờ rơi quảng cáo về nó.'”
Cách gỡ rối cảm xúc:
Hãy tự hỏi mình: “Tôi bực bội vì điều gì?” “Tôi nhớ những điều gì?” “Tôi biết nên từ bỏ những ước mơ và hy vọng nào bây giờ?”
Đây không phải là những câu hỏi rất khó để thốt nên lời và câu trả lời của chúng cũng không hề dễ tiếp thu, để giải quyết hết tất tần tật trong số chúng sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Nhưng việc đó lại vô cùng quan trọng nếu muốn bước qua một mối quan hệ. “Cảm xúc tích cực giống như câu vồng sau mưa”, Pascual-Leone nói, “Khi nó xuất hiện, bạn cảm nhận được nó, bạn thể hiện nó ra ngoài, và sau đó bạn thực sự bước qua tất cả mọi thứ.”
-----------
Tác giả: Daryl Chen và Daniella Balarezo
Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Uyên - ToMo - Learn Something New
Giới thiệu về Hồn Việt