Tại sao những phụ nữ bị bạo hành không ly hôn

  • 01 Aug 2018

Tại sao người ta ở trong mối quan hệ dài hạn với đối tác của họ?


tai-sao-nhung-phu-nu-bi-bao-hanh-khong-ly-hon

Tại sao người ta ở trong mối quan hệ dài hạn mà không ly hôn với đối tác của họ?

 

Đó là câu hỏi trung tâm của nhiều năm nghiên cứu của chuyên gia về mối quan hệ Caryl Rusbult (1983). Bà bắt đầu bằng cách lưu ý câu trả lời đơn giản: con người ở trong những mối quan hệ khi họ hạnh phúc và thỏa mãn. Điều này không sai nhưng nó không phải là một lời giải thích đầy đủ. Những người thỏa mãn với mối quan hệ của họ có nhiều khả năng ở lại với mối quan hệ đó hơn những người bất mãn, nhưng mối liên kết về thống kê là yếu – có nghĩa là phải có một số yếu tố khác.

 

Cuối cùng Rusbult và các cộng sự của bà đã phát triển được một lý thuyết gọi là “mô hình đầu tư” (investment model) với ba yếu tố.

 

Yếu tố đầu tiên chắc chắn là sự thỏa mãn. Bạn có thích đối tác của bạn không? Bạn có cảm thấy vui mừng khi ở trong cuộc hôn nhân này? Bạn có thích dành thời gian ở bên nhau? Đối tác của bạn có làm bạn hài lòng và thỏa mãn? Nếu những câu trả lời là có thì cuộc hôn nhân có nhiều khả năng tồn tại.

 

Yếu tố thứ hai là chất lượng của những sự thay thế có sẵn. Có thể cuộc hôn nhân của bạn không thực sự thỏa mãn, nhưng bạn không nhìn thấy bất kỳ ai khác trong phạm vi hiểu biết của bạn có thể tốt hơn. Trong trường hợp đó, bạn có thể vẫn ở lại trong một cuộc hôn nhân không thỏa mãn. Ngược lại, cuộc hôn nhân của bạn có thể khá tốt và thỏa mãn nhưng nếu có một ai khác rõ ràng tốt hơn đối tác hiện tại của bạn xuất hiện và đưa ra lời đề nghị với bạn, bạn có thể bị cám dỗ để rời bỏ. Do đó, lý thuyết của Rusbult chỉ ra một điểm quan quan trọng là quyết định ở lại hay rời bỏ một cuộc hôn nhân cụ thể không chỉ phụ thuộc vào cách bạn đánh giá cuộc hôn nhân đó  đó. Quyết định đó cũng phụ thuộc vào liệu bạn có thể có cuộc hôn nhân tốt hơn với một ai khác.

 

Yếu tố thứ ba là bạn đã đầu tư vào cuộc hôn nhân này nhiều như thế nào. Rusbult lưu ý rằng nhiều sự đầu tư là “những chi phí chìm”, có nghĩa là người đó đã bỏ ra thời gian, nỗ lực, cảm xúc và những nguồn lực khác vào trong một cuộc hôn nhân và không thể lấy lại chúng. Nếu bạn đã cố gắng trong suốt 2 năm để làm cho đối tác hiểu được tình cảm của bạn hoặc tôn trọng những nhu cầu của bạn và sau đó bạn chia tay và bắt đầu với người khác thì tất cả những nỗ lực đó bị mất. Bạn có thể phải lặp lại tất cả điều đó với đối tác mới của bạn. Một cặp vợ chồng đã dành 20 năm ở bên nhau, giúp đỡ nhau trong công việc, nuôi dạy con cái…có thể kháng cự lại việc thay đổi, đơn giản vì họ đã đầu tư quá nhiều trong cuộc hôn nhân này và không muốn mất nó. Ngay cả nếu có một đối tác mới quyến rũ xuất hiện, họ có thể vẫn bám vào cuộc hôn nhân mà họ đã vất vả để xây dựng.

 

Mỗi yếu tố trong ba yếu tố riêng lẻ dù quan trọng nhưng ít có khả năng dự đoán liệu các cặp đôi ở lại hay chia tay. Đặt chúng lại với nhau đem đến một sự dự đoán rất vững chắc (về mặt thống kê). Nếu bạn thỏa mãn với hôn nhân hiện tại, không nhìn thấy những sự thay thế hấp dẫn khác và đã đầu tư rất nhiều vào cuộc hôn nhân , bạn sẽ gần như chắc chắn cam kết với nó.

Lý thuyết này thậm chí có thể giải thích một số hiện tượng đã từng là nan đề đối với các nhà tâm lý trong nhiều thập kỷ, như tại sao người ta (đặc biệt là phụ nữ) vẫn ở lại trong những cuộc hôn nhân với đối tác bạo hành thể chất, tinh thần. Về mặt logic, một người sẽ nghĩ rằng nếu đối tác đánh bạn, gây tổn thương hoặc bạo hành bạn, bạn nên ngay lập tức ly hôn với anh/cô ta và tìm người khác. Sự thỏa mãn nhìn chung không cao trong những cuộc hôn nhân bạo hành. Nhưng rất nhiều nạn nhân bị bạo hành không tin là họ có những sự lựa chọn thay thế khác. Một số người tin là họ không đủ quyến rũ để tìm được một ai khác. Đồng thời, rất nhiều nạn nhân đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng hôn nhân, thường theo những chu kỳ dài hạn như sau khi bị bạo hành thì đối tác ăn năn, làm lành, chia sẻ cảm xúc và hứa sửa chữa trong tương lai. Nạn nhân có thể cho đối tác một cơ hội chứ không chọn chia tay, ly hôn …


Không phải cuộc hôn nhân không hạnh phúc nào cũng không thể sửa chữa, xây dựng lại được. Chỉ cần hai người vẫn mang tình cảm với nhau, cố gắng thấu hiểu nhau, cuộc hôn nhân của bạn vẫn có thể được chữa lành. 


Theo tamlyhoctoipham 

---


Xem thông tin chi tiết về chuyến đi đặc biệt: Thấu Hiểu Bạn Đời



Bản tin khác

Thế hệ Z sẽ định hình tương lai thế giới như thế nào

13

Dec, 2019

Thế hệ Z sẽ định hình tương lai thế giới như thế nào

“Thế hệ Z là một tập hợp các hành vi và thái độ về cách vận hành của thế giới. Bạn có thể được sinh ra trong thế hệ đó hoặc có thể chọn là một phần của nó.”

3 lợi ích không ngờ từ việc

09

Dec, 2019

3 lợi ích không ngờ từ việc "đối thoại nội tâm tích cực"

Khi bạn có những cuộc trò chuyện tích cực trong đầu và đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn. Điều đó sẽ giúp bạn lảm chủ cảm xúc tốt hơn, tăng cường thể chất và tinh thần của bạn. Thêm vào đó, nó sẽ lấp đầy bạn với những hy vọng và sự lạc quan, khuyến khích bạn gạt bỏ nỗi sợ hãi và tự tin tiến về phía trước.

Vì sao chúng ta dễ bùng nổ cơn giận dữ?

07

Dec, 2019

Vì sao chúng ta dễ bùng nổ cơn giận dữ?

Sáng ngày bạn ra đường, chẳng may lỡ quệt vào một người, hoặc người ấy va vào bạn. Bạn hoặc người ấy rất có thể bùng phát cơn giận dữ không sao kiểm soát nổi. Đến mức có thể nói ra những lời chửi rủa rất khó nghe. Đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mình bùng nổ cơn giận dữ đến thế?

3 Bước Giúp Bạn Vượt Qua Tổn Thương Sau Khi Chấm Dứt Một Mối Quan Hệ

05

Dec, 2019

3 Bước Giúp Bạn Vượt Qua Tổn Thương Sau Khi Chấm Dứt Một Mối Quan Hệ

Sau khi một mối quan hệ nào đó bất ngờ kết thúc, trong lòng chúng ta thường tồn tại những cảm xúc vấn vương chưa được giải quyết. Trong bài viết dưới đây, nhà tâm lý học Antonio Pascual-Leone chia sẻ 3 bước mà chúng ta nên thực hiện để vượt qua chúng.

Trắc nghiệm HPAI - Thang đo phương pháp giáo dục con

30

Nov, 2019

Trắc nghiệm HPAI - Thang đo phương pháp giáo dục con

Bài trắc nghiệm nhỏ này được dùng như một công cụ sàng lọc, giúp các bậc phụ huynh xác định xem cách giáo dục con của mình có bất ổn không và nếu có thì ở mức độ nào?

Làm gì khi con gái tuổi dậy thì yêu sớm?

01

Aug, 2018

Làm gì khi con gái tuổi dậy thì yêu sớm?

Tan buổi họp phụ huynh lớp 8B hôm đó, chị Lan ra về với vẻ mặt thất thần và đầy bực bội. Nguyên do cuối giờ họp, chị đã gặp cô giáo trao đổi riêng về tình hình học tập của con gái chị trên lớp.